Bạn đang quan tâm đến Ảnh Tạo Dáng Cây Mai Rừng, Mai Vàng Bonsai Tuyệt Đẹp, Cách Tạo Dáng Cây Mai Kiểng Đơn Giản, Sang Trọng phải không? Nào hãy cùng Vuihecungchocopie đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!
Mã sản phẩm: Tạo Dáng Mai Kiểng Bonsai Tình trạng: Còn hàng
Tạo dáng mai kiểng bonsaiĐể tạo được mai kiểng bonsai có dáng đẹp, tự nhiên đòi hỏi nghệ nhân hoa kiểng phải là người có tay nghề cao, có óc sáng tạo ..
Đang xem: ảnh tạo dáng cây mai
Tạo dáng mai kiểng bonsai
Để tạo được mai kiểng bonsai có dáng đẹp, tự nhiên đòi hỏi nghệ nhân hoa kiểng phải là người có tay nghề cao, có óc sáng tạo tuyệt vời và niềm đam mê bất tận đối với môn nghệ thuật này mới thực hiện nổi.
Vẫn biết nghệ thuật tạo dáng bonsai là bắt chước những kiểu mẫu sẵn có trong thiên nhiên, nhưng bản sao của nó, một cây kiểng nhỏ trồng trong chậu cạn, phải làm sao toát ra được nét duyên dáng và sự hấp dẫn riêng của nó mới gọi là thành công. Đó là việc muốn thực hiện được không phải dễ dàng gì.
Nói đến việc tạo dáng, người trồng kiểng bonsai nào cũng phải dựa theo 5 kiểu dáng căn bản, được coi là nguyên tắc quan trọng nhất của việc tạo hình kiểng bonsai: đó là dáng trực, dáng hơi nghiêng, dáng nghiêng, dáng nằm, dáng thác đổ.
Năm dáng thế căn bản trên đã có từ lâu đời, thường được coilà kiểu Nhật Bản.
Dáng trực (Chokkan)
Đây là cây có dáng thẳng đứng, thân mọc thẳng lên trời, dướigốc nở nang và phần ngọn vót dần lại. Các cành nhánh đậm ngang và mọc xen kẻnhau, phân bố đều ra khắp bốn phía. Cành mọc phía dưới vươn dài hơn cành phíatrên nó, tạo tán hình chóp nón của cây thông.
Dáng hơi nghiêng (Fukinagashi)
Là cây có dáng hơi nghiêng về một phía bên phải hay bêntrái. Thế hơi nghiêng còn gọi là thế cận trực, nghiêng gốc 30° với mặt đất chậu. Trong tự nhiên, cây có dáng thế này cũng thường gặp.
Dáng nghiêng (Shakan)
Là thân cây có dáng nghiêng hẳn về một bêntrái hay bên phải, góc nghiêng khoảng 60°. Còn gọi là thế hoành, thân cây như bịgió đùa về một phía, nhưng còn sức chống chọi không dễ gì ngã đổ. Vị trí củacác cành không ở thế bị bạt về một phía tức là vẫn đâm ngang và tỏa rộng ra bốnhướng, tán cũng có dạng hình nón như tán cây thông.
Dáng nằm (Han Kengai)
Là thân cây có dáng cong tự nhiên, phần ngọn đổxuống như bị chuối xuống. Cây có dáng này gọi là thế ngọa, còn gọi là thế nửathác. Thân cây có thể nằm ngang hoặc chếch lên, tạo cho cây nghiêng gốc với mặtđất 85°, như vậy mới tạo được hình ảnh cây bị xô ngã do giông to bão lớn, nhưngvẫn chưa chịu khuất phục trước nghịch cảnh.
Dáng thác đổ (Kangai)
Là thân cây chuối xuống như thác từ cao đổ xuống.Phần ngọn có thể công ngược lên, nhưng không thể vươn cao lên mức lưng chừng chậu.Thế này gọi là huyền nhai, thường gặp trong thiên nhiên với cây mọc ở vách núicheo leo, thường xuyên bị mưa gió nhưng vẫn cố bám víu vào cuộc sống.
Ngoài 5 dáng cổ điển đó, hiện nay còn có nhiềudáng đa dạng khác của các thế hệ nghệ nhân hoa kiểng thuộc nhiều trườngphái,cũng mang đậm những sắc thái riêng như:
Dáng văn nhân (Bunjingi)
Dáng rễ rơm (Neagari)
Dáng chổi (Hokidachi)
Dáng xoáy (Bankan)
Dáng rễ bám đá (Ishitsuki)
Dáng bụi cây (Kabudachi)…
Cách tạo dáng cho cây mai bonsai không chỉ cómỗi việc tạo được ra một dáng thế giống hệt một cây mai lão hoang dã ngoàithiên nhiên là đủ, mà còn phải tạo bộ rễ, tạo phần thân, cành và cả tán lá củacây kiểng nhỏ. Tất cả những bộ phận đó của câynếu được dày công uốn tỉa sẽ tạonên một cấu trúc hoàn chỉnh, có sức hút mạnh cho người xem:
Tạo bộ rễ
Cây mai bonsai nếu có bộ rễ trồi lên khỏi mặtđất của chậu như bản sao của cây mai lão lớn gấp ngàn lần sống ngoài thiênnhiên sẽ tăng được ấn tượng mạnh về tính chất già lão của cây, đồng thời cũnggây được sự thích thú không ít cho ngườithưởng ngoạn nó.
Bộ rễ của cây càng bò rộng ra nhiều hướngquanh thân (trừ việc chỉa thẳng về phía người thưởng ngoạn) tạo cho cây một thếđứng vững chắc càng biểu lộ được sức sống tiềm ẩn mãnh liệt của cây.
Với cây mai, muốn uốn tạo được bộ rễ như vậykhông có gì quá khó khắn, vì mai có bộ rễ rất tốt, nhất là rễ cái (rễ trụ) nênchỉ cần trồng ra đất vài ba năm ta có thể xử lý bộ rễ theo ý mình.
Xem thêm: Bảng Mã Các Kí Tự Toán Học Trong Word, Chèn Thập Phân, Số Mũ,
Cách làm là mỗi lần sang chậu, ta đôn bộ rễlên vài phân. Khi rễ đã trồi lên mặt chậu thì xử lý chúng bằng nghệ thật uốn tỉađể rễ bò theo hướng mình mong muốn. Ngoài ra còn có một cách làm khác vừa khônggây mất nhiều sức cây mai trong chậuvừa đỡ tốn thời gian là dùng một cái quenhỏ, cẩn thận xới lớp đất mặt của chậu để tìm vị trí những rễ mọc ở phía trên.Sauđó tự chế cái móc sắt (dùng loại kẽm lớn) móc những cái rễ to khỏe lên khỏimặt chậu rồi sắp xếp chúng vào những vị trí cốđịnh. Sống lộ thiên một thờigian, những rễ non này tự nó sẽ thay hình đổi dạng dần như những rễ già nua thậtthụ.
Tạo phần gốc và thân cây.
Câymai đã có tuổi lâu năm thì phần gốc và thân phải biểu lộ những chứng tích của sựgià lão như gốc gồ ghề, rắn rỏi nổi lênnhững u nần, những vết rạn nứt hoặckhuyết sâu. Còn thân cây đương nhiên phải nhỏ hơn phần gốc. Với những cây mailãothường thân có nhiều đường nét cong vẹo, không bắt buộc thân phải thẳng nhưcây mai trẻ, có điều uốn lượn theo chiều nàotheo chiều nào cũng tạo được nét duyêndáng, nhưng không được để cho phần cong của thân hướng về chính diện.
Nếu trên mặt chậu đã có rễ lồi, lại có phần gốcu nần già lão thì thân cây cũng phải có những chứng tích của sự tàn phá bởithờigian như vỏ bị rạn nứt, đó đây có những hang hốc hoặc những u nần lồi lõm.
Đa số phần thân của cây mai kiểng bonsai đềuđược sử dụng nghệ thật tháp ghép, vì như vậy mới giúp thân thấp lùn đúngkiểudáng của kiểng bonsai. Nghĩa là bước đầu chỉ giữ lại phần gốc, ghép chồi vào, cứabỏ phần thân cao nghệu bên trên vàchồi này sẽ trở thành thân mới.
Tạo tán lá.
Bonsai vốn là loại kiểng lùn, thân đã thấpthì tán lá phải gọn nhẹ mới có sự cân đối, dễ nhìn.
Cây mai có lá to nên tán lá thường không đượcthoáng, lại rậm rạp. Vì vậy, cần phải uốn tỉa các cành cho hợp lý, như cànhdướithấp vươn dài, các cành cao phía trên ngắn bớt lại. Mặt khác, nên làm cho lámai nhỏ lại để tạo sự hài hòa trong kiểudáng nhỏ, gọn của loại kiểng nhỏ này.Có nhiều cách để làm cho lá to hóa nhỏ:
Cắt bỏ 2/3 tất cả các lá trên cây mai kiểngbonsai, khi các lá này già rụng xuống nó sẽ mọc ra những lá non có kích thướcnhỏ lại. Tiếp đó, lại làm như vậy thêm vài ba đợt nữa, ta mới đạt được sự mongmuốn của mình.
Sau mùa mai thay lá, chờ đọt lá non hơi giàthì trẩy bỏ. Lá ra đợt thứ hai độ vài tháng cũng trẩy hết luôn. Trẩy như vậychừngvài lần, lá mai sẽ nhỏ lại. Điều cần lưu ý là trong thời gian trẩy lá, cây mainhỏ sẽ mất sức, cho nên phải dưỡng câybằng cách đem chậu và chỗ im mát. Và chỉkhi nào cây suy yếu mới bón thúc phân mà thôi.
Lão hóa bonsai.
Lão hóa bonsai cũng là cách tạo dáng, giúpcây kiểng lùn trồng trong chậu tăng thêm giá trị.
Để một cây mai kiểng nhỏ tuổi vài ba năm tuổithành một cây mai già cổ thụ có tuổi thọ gần trăm năm tuổi, điều này khôngkhólắm với nghệ nhân hoa kiểng giàu kinh ngiệm, nhưng công việc đòi hỏi tốn nhiềuthời gian, có khi đến vài năm mớihoàn thành được.
Tạo dáng một cây đại thụ là cố tạo ra những thươngtật trên khắp các bộ phận của cây từ rễ – gốc – thân – cành – tán lá. Đólà nhữngvết nứt nẻ sù sì, những mảnh vỏ bị toác lở tạo thành sẹo, thành hốc lõm. Đây đượccoi là những thương tật do táchại của thời tiết khác nghiệt gây ra cho cây cốimỗi năm một ít, mà đã là cổ thụ thì cây nào cũng như nhau cả.
Xem thêm: Ký Tự Đặc Biệt Đặt Tên Lol Kí Tự Đặc Biệt Lol 2021 ❤️ Top 1001 Tên Lol Hay Nhất
Nguồn tham khảo từ tài liệu:
Thú chơi mai ghép, mai bonsai. Nhà xuất bản Mỹ Thuật. Tác giảViệt Chương – Phúc Quyên.
Công khai: VUIHECUNGCHOCOPIE.VN là trang web Tổng hợp Ẩm Thực - Game hay và Thủ Thuật hàng đầu VN, thuộc Chocopie Vietnam. Mời thính giả đón xem.
Chúng tôi trân trọng cảm ơn quý độc giả luôn ủng hộ và tin tưởng!